[tintuc]

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÂY KEO LAI

    Keo Lai là loại cây dễ trồng và đem lại nhiều lợi nhuận về kinh tế cũng như có khả năng cải tạo đất và phòng hộ nên được nhiều người dân ưa trồng. Mặc dù dễ trồng và chăm sóc nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận cây vẫn sẽ bị mắc một số bệnh thường gặp ở Cây Keo.



    Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho các Bạn các bệnh thường gặp ở Cây Keo Lai cũng như đưa ra một số biện pháp phòng chống cho cây.

    Cây Keo Lai khá dễ trồng và chăm sóc và có tốc độ sinh trưởng nhanh. Nhưng khi trồng cây, người dân cũng cần để ý đến một số bệnh thường gặp của cây như: mối, bệnh phấn trắng, sâu kèn nhỏ, bệnh thán thư, bệnh đen thân, bệnh bồ hóng và bệnh nấm hồng.

    Bệnh Do Mối: Khi rừng cây mới trồng dưới 1 tháng tuổi thường hay bị mối tấn công tại gốc, thân và rễ. Mối cắn xung quanh vỏ, thân tạo thành đường hầm xung quanh thân cây làm cây bị héo và chết dần. Mối thường gây hại tại vườn trồng bằng cây giống, ít gây hại tại vường trồng tái sinh hạt. Tỷ lệ gây hại thường là 20% đến 30%.

    Sâu Kèn Nhỏ thì lại gây hại cho lá cây, khiến là mất khả năng quang hợp, cây trở nên còi cọc, kém phát triển. Mật độ sâu hại có thể lên đến hàng vạn con trên cây.

    Bệnh Phấn Trắng là bệnh do một loại nấm gây ra. Nấm bệnh mọc trên bề mặt lá non để hút dinh dưỡng khiến lá xoăn lại, khô chết nhưng lá lại không rụng đi. Bệnh thường phát sinh bắt đầu vào tháng 11, nặng nhất là tháng 3 – tháng 4. Trong điều kiện thích nghi bệnh có thể lan thành dịch.

    Bệnh Thán Thư cũng là loại bệnh do nấm gây ra, bệnh phát sinh gây hại cho lá, chủ yếu ở đầu ngọn lá và mép lá. Lúc đầu là mất màu rồi dần dần lan rộng ra làm khô đến nửa lá. Bệnh gây hại có thể khiến cây sinh trưởng chậm lại.

    Bệnh Đen Thân do nấm gây ra, khiến gốc cây biến thành màu nâu, lan dần lên ngọn làm cây khô héo rũ xuống phần vỏ thân. Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng, khi nhiệt độ lên cao và phần gốc cây bị tổn thương.

    Bệnh Bồ Hóng là bệnh gây hại cho lá, khiến lá không quang hợp được. Bệnh thường phát triển trong điều kiện có độ ẩm lớn.

    Bệnh Nấm Hồng là loại bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Sợi nấm xâm nhiễm vào thân, cành cây cũng như toàn bộ lá của cây từ chỗ bị nấm xâm nhiễm lên đến ngọn bị héo, chết. Trường hợp nặng toàn bộ cây bị chết.

    Với mỗi loại bệnh của cây sẽ có những phương pháp phòng trừ riêng, tuy nhiên, bài viết sẽ chỉ đưa ra một số phương pháp chung phòng trừ cho các loại bệnh của Cây Keo Lai:

    Khơi thông mương rãnh nhằm hạn chế Keo Lai bị ngập úng sau mưa tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển

Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm triệu chứng bệnh của cây

Chặt bỏ những phần cây bị chết hoặc nhiễm bệnh nặng để tránh lan sang các bộ phận khác.

Nên lựa chọn các dòng, xuất xứ cây có khả năng chống bệnh cao tại các địa chỉ uy tín. 

Chi tiết hình ảnh Những sâu bệnh hại thường gặp đối với loài cây Keo
  • Côn trùng gây hại phổ biến

 Loài côn trùng Biểu hiện bệnh lý cây
 Mức độ gây hại Nguồn gốc phát hiện
 Rầy phấn

Tác nhân gây hại phổ biến đối với cây keo. Đẻ trứng trên thân, lá non, giai đoạn mật số cao có thể tìm thấy trứng ở hầu hết các bộ phận của cây. Xuất hiện quanh năm, sinh sản mạnh vào cuối mùa Xuân.

Tập trung nhiều trên những cây ở địa điểm khô cằn, và ít hơn ở khu vực được che nắng, có lượng mưa lớn do dễ bị đánh bật ra bởi các trận mưa rào.
 

Biểu bì chồi non bị hư hỏng, những đám tế bào bị hoại tử, mầm ngọn và cành non chết

 

Hậu quả kép với nấm mốc nảy sinh, làm suy giảm sinh lực của cây, dẫn tới cây lớn chậm, khuyết tật hoặc suy tàn.

Khả năng lây nhiễm có thể lan trên diện rộng
 

- New-Zeland

- Australia
 Sâu đục lòn

Loài sâu bướm bé nhỏ này sống hầu hết trên các loài Keo, ấu trùng của chúng là tác nhân gây hại lớp biểu bì lá và thân cây.

Mỗi năm sâu bướm sinh sản ra vô số ấu trùng, xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 5

 

Lá bị đục thành đường ngoằn ngoèo vào lớp biểu bì, ấu trùng cũng có thể khoét sâu vào thân cây, rồi làm cho thân non chết

 

Giảm khả năng quang hợp, cây sinh trưởng chậm. Ấu trùng xâm nhập vào thân cây tạo ra khuyết tật và các tác nhân gây hại khác.

Sinh sản mạnh, có thể lây lan trên diện rộng, giảm năng suất rừng và chất lượng gỗ

 

- New-Zeland

- Australia
 Bọ rùa

Là loài côn trùng cánh cứng thích ăn lá Keo. Cả bọ trưởng thành và ấu trùng đều phá hại lá.

Trứng của bọ rùa có màu vàng. Ấu trùng có màu đen khi còn nhỏ, chuyển dần sang màu xanh khi lớn hơn



Lá bị ăn thủng đến trơ gân chính, hoặc bị ăn lớp biểu bì để lại màng mỏng, dẫn tới úa vàng rồi rụng
 

Giảm khả năng quang hợp, cây ốm yếu, sinh trưởng chậm. Lá và đọt non bị hư hại, tạo ra khuyết tật, đa thân và các tác nhân gây hại khác.

Khó hạn chế phân bố vùng sinh sống, chúng di chuyển theo điều kiện khí hậu, có thể lây lan trên diện rộng
 

- New-Zeland

- Australia

Việt nam/ Thanh Hóa/ Tĩnh Gia/ Các Sơn/ Hộ trồng rừng Hồ Minh Hoạt/ diện tích 1,7 ha rừng Keo lá tràm/ trồng tháng 8 năm 2012/ bị hại 100% tổng diện tích/ thời gian côn trùng xuất hiện 11/2012

 Sâu đục thân

Là loài côn trùng cánh cứng được tìm thấy khắp nơi, cả trong gỗ cứng và gỗ Keo

 

Ấu trùng non xâm nhập và ăn những mầm non, khi già hơn nó khoét sâu trong những cành lớn và cả thân chính rồi đục ra biểu mô làm nứt vỏ

 

Cây ốm yếu, sinh trưởng chậm, tạo ra khuyết tật làm giảm chất lượng gỗ

 

- New-Zeland

- Australia Việt nam
 Ve sầu

 

Ve cái đẻ trứng vào những vết sẹo do chúng tạo ra trên những cành và thân cây, những vết sẹo không thể liền lại được, về sau thân cây này bị nứt ra


Gây hại cho thân cây keo còn nhỏ.

Nguy hại không liên tục, nhưng trong nhiều năm thì vấn đề có thể sẽ là nặng nề
 

- New-Zeland

- Australia
 Sâu nâu

Loài sâu nâu 2 đầu chấm trắng. Lúc mới nở dài 6 – 7 mm màu nâu xám, khi thành thục dài 45 – 50 mm màu nâu xám hơi vàng hoặc nâu đen, đầu màu nâu. Có 5 đôi chân, nhưng đôi thứ nhất nhỏ và ngắn nên khi bò giống sâu đo.


Sâu trưởng thành đẻ trứng vào ban đêm, mỗi con cái đẻ 1000 – 1500 trứng thành đám trên các chồi non và lá non. Sâu non xuất hiện nhiều lần trong năm, tập trung từ tháng 9 – 12


 


Lá non bị gặm thành những lỗ thủng bởi sâu non, hoặc lá bị ăn từ mép vào bởi sâu trưởng thành hơn.

Sâu hoạt động phá hại lá cây vào ban đêm từ 18 giờ - 4 giờ sáng, ở những khu rừng Keo có độ tuổi từ 2 – 10 năm

 

Lá cây bị ăn xơ xác và rụng trụi trơ cành, làm mất khả năng quang hợp, làm giảm sinh trưởng hoặc gây chết cây.

Nếu dịch liên tiếp xảy ra, rừng có thể bị chết theo đám rộng lớn
 

- Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây

 Sâu vạch xám

Thuộc họ ngài đêm. Bộ cánh vảy, cánh trước dài hơn cánh sau, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới nâu đỏ có vân đen, mép ngoài cánh có lông hình tua cờ.

Sâu thành thục dài từ 60 – 70 mm, màu trắng xám, hai bên đầu có các vết nâu đen chạy từ đỉnh xuống gốc râu, toàn thân có nhiều chấm đen chạy dọc, chân dài
 

Lá cây bị ăn xơ xác, cành trơ trụi lá.

Kiểm tra đất quanh gốc cây
có sâu, hoặc kén sâu dưới lớp thảm khô

 

Sâu ăn lá làm giảm tăng trưởng của rừng.

Mức độ dịch nhẹ trên diện tích nhỏ
 

- Việt nam
 Sâu kèn nhỏ

Thuộc họ ngài túi, bộ cánh vảy. Thân màu nâu sẫm phủ lông trắng, cánh

trên nâu sẫm lông trắng, cánh sau t 
rắng xám.

 

Sâu non dài 6 – 9 mm, lưng ở đốt ngực  đầu màu nâu vàng, bụng trắng xám. Sâu non nằtrong túi màu lá khô có dạng hình chóp

 

Cây bị hại có hàng vạn sâu kèn túi nhỏ, phát dịch có tính chất cục bộ.

Các vết hại của sâu kèn nhỏ có dạng nham nhở, khiến cho lá bị thủng lỗ chỗ
 

Lá cây bị sâu hại tạo ra những đốm khô và thủng, mất khả năng quang hợp, cây trở nên còi cọc.

Ít có khả năng phát dịch


 

- Việt nam/ Hà Tây, Bắc Ninh
 Mối

Là một trong những côn trùng gây hại nguy hiểm ở rừng nhiệt đới.

Thuộc bộ cánh bằng, sống theo xã hội và phân cấp mối thợ, mối lính, mối chúa, mối vua và mối giống
 

Mối ăn vỏ cây, tạo ra những đường hầm xung quanh thân, cắn rễ và gốc thân dưới làm chết cây

 

Tấn công trên diện rộng, gây hại mạnh vào mùa khô và cây trồng dưới 12 tháng tuổi, gây tổn thất kinh tế lớn
 
- Việt nam/ Thanh Hóa/ Ngọc Lặc/ Quang Trung/ Quang Thái Bình/ hộ trồng rừng Nguyễn Văn Cận/ diện tích 1,63 ha rừng Keo lai 4 tháng tuổi/ xâm nhiễm khoảng 10%

  • Bệnh hại

 Loại bệnh
  Biểu hiện bệnh lý cây
 Mức độ gây hại Nguồn gốc phát hiện
 Bệnh gỉ sắt


Bệnh gây hại trên lá, lúc đầu vết bệnh là những đốm
 tròn nhỏ màu vàng, sau vết bệnh lớn dần và có lớp phấn màu vàng da cam rất sáng ở dưới mặt lá. 

Bệnh do nấm Hemileia vastatri gây ra
 

U sưng trên lá, đôi khi gây ra héo và rụng lá và cuống lá. Khi bị nhiễm khuẩn nặng, vết loét sâu màu đen nâu (rộng đến 4 cm), có thể phát triển trên các cành và nhánh nhỏ
 

Lây nhiễm lan rộng trên toàn bộ diện tích rừng Keo. Bệnh nặng làm lá vàng và rụng, cây sinh trưởng còi cọc.

Nhiễm bệnh gỉ sắt là ít nghiêm trọng
 

- New-Zeland

- Australia
 Bệnh thối ruột
nongnghiepbio.com

Do nấm Armillaria spp. gây ra, sự tấn công của chúng có thể gây ra cho bất kỳ rừng ở độ tuổi nào, làm cho cây chết, rễ và gốc lụi tàn


 

Thông thường một cây đơn lẻ ở vị trí bất lợi bị nhiễm bệnh, trước đó trông nó khỏe mạnh, tiếp theo sẽ có 1 hoặc nhiều cây liền kề bị lây nhiễm



Gây ra cho bất kỳ rừng ở độ tuổi nào, làm cho cây chết, rễ và gốc lụi tàn. 
Dễ lây nhiễm và trở nên nghiêm trọng khi lây lan diện rộng


- New-Zeland

- Australia
 Bệnh chết ngược
nongnghiepbio.com

Chưa xác định được do loài nấm nào gây ra. Bệnh này cần được quan tâm ở những nơi trồng và phát triển mạnh Keo lá tràm


Bệnh xâm nhiễm trên Keo lá tràm. Ban đầu, những lá ở đầu cành bị khô và rụng sớm, dần dần những lá trên ngọn cây cũng bị khô và rụng, dẫn tới cây bị chết khô. Thân cây nhiễm bệnh bị nứt ra và có thể nhìn thấy bột màu trắn
 

Bệnh xuất hiện làm chết lụi từng đám 10 – 15% số cây.

Khả năng lây nhiễm cao


 

- Việt Nam/ phân bố cả phía Nam và phía Bắc
 Bệnh úa vàng

Chưa xác định được vật gây bệnh. Bệnh này có tỷ lệ gây nhiễm trên cây Keo cao hơn các bệnh khác, Keo lá tràm nhiễm bệnh nặng hơn Keo tai tượng
 

Lá cây chuyển sang úa vàng, nhưng kích thước và hình dáng lá không thay đổi
 

Làm cho cây rụng lá sớm, giảm khả năng quang hợp, cây sinh trưởng yếu
 

- Việt Nam
 Bệnh phấn trắng

nongnghiepbio.com

Bệnh do nấm phấn trắng Oidium Acaciac. Khu trú trên lá và thân cây quanh năm, vào mùa Xuân ấm áp và độ ẩm thích hợp nấm xâm nhiễm gây hại mạnh

 
 

Lúc đầu phát sinh ở ngọn, sau lây lan ra lá non và lá già


 

Bệnh nặng có thể làm cho lá rụng, cây khô rồi chết.

Tỷ lệ xâm nhiễm mạnh có thể lên tới 60 – 70% diện tích, lây lan nhờ gió
 

- Việt Nam/ phân bố cả phía Nam và phía Bắc/ Tanh Hóa/ Tĩnh Gia/ Các Sơn/ Rừng trồng 2012
[/tintuc]

Nông nghiệp Bio
DANH MỤC
Nhận nhiều ưu đãi hơn